5 mẹo không nên bỏ qua khi dùng điều hòa ô tô tốt cho sức khoẻ mùa đông

Mùa đông với không khí lạnh khiến nhiều người nghĩ đến điều hòa ô tô là thứ có thể bỏ qua, nhưng thực tế việc vẫn sử dụng điều hoà còn giúp bảo vệ sức khoẻ con người cũng như đảm bảo ô tô hoạt động ổn định.

1. Đảm bảo bộ lọc gió sạch sẽ

Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, thời tiết hanh khô, độ ẩm cao sẽ là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển, nhất là bên trong không gian nhỏ hẹp như ô tô. Vì vậy, nếu môi trường không khí trong xe không đảm bảo, nguy cơ bị cảm cúm hay các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp là rất dễ xảy ra. Một trong những việc cần làm đầu tiên trước khi mùa đông đến là kiểm tra các tấm lọc không khí của hệ thống điều hoà ô tô.

Về lý thuyết, tấm lọc không khí giúp ngăn chặn bụi bẩn theo cửa gió lan toả khắp ca-bin ô tô, đồng thời cũng là cửa chặn đầu tiên lọc các vi khuẩn có hại tích tụ trong hệ thống điều hoà phát tán theo gió. Vì thế, tấm lọc này cần phải luôn đảm bảo sẵn sàng hoạt động được.

W-403407055-882037899997203-6283297184438486463-n-3.jpg
Một tấm lọc gió điều hoà trên ô tô phổ thông. Ảnh: Đình Quý

Theo anh Đào Trọng Nhân (chủ gara Trọng Nhân, phố Tân Khai, Vĩnh Tuy, Hà Nội), chi phí thay lọc gió điều hoà không hề đắt, chỉ từ 200.000 đồng với xe phổ thông, loại có than hoạt tính của các thương hiệu tốt giá trên 1 triệu đồng, nhưng không ít chủ xe không để ý vì chi tiết này khi hỏng hoặc hết tác dụng cũng khó nhận biết. “Lọc gió điều hòa ô tô theo nhà sản xuất cần phải vệ sinh định kỳ sau mỗi 5.000 – 10.000km và thay thế mới sau mỗi 20.000 – 30.000km. Nhưng tôi thấy nhiều khách đến khi điều hoà hỏng, không thể làm mát hoặc sưởi ấm mang đến sửa thì tiện tay mới thay lọc gió”, anh Nhân kể.

Dấu hiệu thấy rõ nhất cần kiểm tra bộ lọc gió là khi thấy điều hoà ô tô có các dấu hiệu bất thường sau như điều hoà xe có mùi hôi, điều hoà xe không mát, lúc mát lúc không, cửa gió bị đọng nước… Bởi rất có thể lọc gió ô tô đã quá bẩn gây tắc nghẽn khiến quạt không hút đủ gió.

2. Nên để nhiệt độ bao nhiêu là vừa?

Và theo các chuyên gia, nhiệt độ trong xe không nên chênh quá nhiều so với nhiệt độ ngoài trời vì như vậy có thể dễ gây ra hiện tượng sốc nhiệt khi từ xe bước ra ngoài. Nên dù trời nóng hay lạnh thì bạn chỉ cần để nhiệt độ sao cho không thấy quá ấm trong mùa đông và lạnh vào mùa hè, mức chênh giữa nhiệt độ trong và ngoài xe chỉ nên từ 3 – 5 độ C.

anh chup man hinh 2023 12 03 luc 231818.png
Trên các xe đời mới, dễ dàng quan sát mức nhiệt độ tương ứng để điều chỉnh điều hoà.

Đồng thời, các chuyên gia cũng khuyên các tài xế, nên tắt điều hòa từ 3-5 phút trước khi xuống xe để cơ thể dần quen với nhiệt độ ngoài trời tránh tình trạng sốc nhiệt do thay đổi môi trường.

Với các xe đời mới, thông số nhiệt độ điều hoà và nhiệt độ môi trường bên trong, bên ngoài gần như được trang bị sẵn trên xe, người lái chỉ cần chú ý quan sát. Với những xe đời cũ, chỉ có nút vặn tăng giảm lạnh, có thể tự mua thêm một đồng hồ nhiệt độ chạy pin để trong xe để theo dõi nhiệt độ môi trường ca-bin.

3. Khởi động xe xong mới nên bật điều hòa

Theo các chuyên gia, dù trời nóng hay lạnh thì tài xế cũng nên tập thói quen bật điều hòa sau khi đã khởi động xe và tắt trước khi tắt máy.

Nguyên nhân là vì thói quen này theo thời gian sẽ giúp bảo vệ ắc quy của xe hoạt động tốt hơn. Bởi khi người dùng bật điều hòa trong khi xe chưa khởi động, ắc quy phải hoạt động để chạy quạt gió và lốc làm lạnh. Điều này nếu diễn ra thường xuyên sẽ làm giảm tuổi thọ của ắc quy.

4. Nên lấy gió trong hay ngoài?

Vào mùa đông, việc đỗ xe lâu ngoài trời là nguyên nhân tích tụ độ ẩm bên trong ô tô là rất cao. Vì thế các chuyên gia khuyên bạn ngay khi vào xe, nên bật chế độ quạt gió và chuyển lấy gió ngoài để giúp không khí trong khoang ca-bin có sự luân chuyển, không khí trong xe trong lành hơn.

anh-chup-man-hinh-2023-12-03-luc-224333-1.png
Ký tự trên bảng điều khiển cho thấy nút bấm lấy gió trong, và bên cạnh là lấy gió ngoài.

Nếu di chuyển xe ở khu vực không khí trong lành, ít xe cộ khói bụi, đi xe ban đêm… thì nên chọn lấy gió ngoài để vừa đảm bảo lượng oxy trong xe, vừa giúp không khí trong xe thông thoáng, tươi mát hơn. Ngược lại, nếu buộc phải lấy gió trong để hạn chế mùi và ô nhiễm, cần lưu ý sau khoảng 30 phút lái xe, nên chủ động sử dụng chế độ lấy gió ngoài tầm 5 phút hoặc có thể hạ nhanh cửa kính. Điều này giúp ca-bin thông thoáng hơn, đảm bảo lượng oxy trong xe, tránh gây cảm giác mệt mỏi khi xe bị thiếu oxy do lấy gió trong quá lâu.

5. Mùa đông vẫn nên dùng điều hoà thường xuyên

Mùa đông, nhiều người có suy nghĩ nhiệt độ xuống thấp nên không cần thiết phải sử dụng hệ thống điều hoà. Nhưng theo các chuyên gia, ngay cả khi xe chạy vào mùa đông, việc bật điều hoà không khí vẫn có những tác dụng nhất định.

Đầu tiên, việc bật điều hoà ở nhiệt độ từ 20-26 độ C giúp giảm độ ẩm tích tụ trong ô tô, giúp hạn chế nấm mốc sinh sôi cũng như đem đến nguồn nhiệt độ ổn định mà con người cảm thấy thoải mái.

Thứ hai, việc bật điều hoà không chỉ làm giảm nhiệt độ mà còn giúp làm hút hơi ẩm bên trong cabin xe. Sau một thời gian ngắn, nhiệt độ cân bằng khiến lượng hơi nước giảm, kính sẽ không bị hiện tượng mờ sương nữa.

Thứ ba, việc bật điều hoà sẽ giúp hệ thống nước làm mát hoạt động ổn định hơn. Nguyên nhân là khi bật điều hòa nước làm mát có thể tuần hoàn khắp hệ thống. Trong các chất làm mát có chứa một loại chất bôi trơn giúp các lót cao su và hệ thống đường ống luôn ở trong tình trạng hoạt động tốt. Vì thế, không sử dụng máy lạnh xe ô tô trong một thời gian dài đồng nghĩa với việc nước làm mát sẽ không di chuyển xung quanh và các chất bôi trơn cũng không hoạt động trên các bộ phận cao su. Điều này có thể dẫn đến đường ống bị rò rỉ và chất làm mát bị cạn dần đi. Dẫn đến việc chiếc xe sẽ phải bổ sung thêm chất làm mát sau đó hoặc nghiêm trọng hơn là phải thay cả ống cao su.

NHẬN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI
ĐẶC BIỆT CỦA DÒNG XE TOYOTA MỚI

Anh/chị hãy điền thông tin dưới đây để nhận nhanh báo giá & Ưu đãi mua xe Toyota sau 5 phút nhé.

    Block "quang-cao-multiplex" not found

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Contact Me on Zalo